Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 - Số 1

Thứ tư - 19/02/2020 17:54
NỘI DUNG ÔN TẬP KIẾN THỨC NGỮ VĂN 8
 
I/ Văn bản.
1/ Kiến thức trọng tâm.
  • Học thuộc lòng 2 bài thơ: Nhớ rừng ( Thế Lữ) và bài thơ Quê hương (Tế Hanh).
  • Nắm lại tác giả, tác phẩm, nội dung và nghệ thuật được sử dụng trong 2 bài thơ trên.
2/ Bài tập.
Bài 1: Nhớ Rừng – Thế Lữ.
  1. Đọc đoạn thơ thứ 2 trong bài “ Nhớ rừng” của Thế Lữ. Tại sao tác giả để chúa sơn lâm xưng “ta” mà không xưng “ tôi”? Cách xưng hô này  biểu lộ nét tính cách gì của con hổ?
  2. Chỉ ra bức tranh tứ bình trong bài thơ“ Nhớ rừng” của Thế Lữ. Em có nhận xét gì về bức tranh ấy?
  3. Em có nhận xét gì về nét đặc sắc trong cách diễn đạt của đoạn thơ thứ 3?
Bài 2: Quê hương – Tế Hanh.
  1. Bài thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính?
  2. Câu thơ: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
                     Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật sử dụng trong câu thơ. Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật đó có  tác dụng gì?
  1. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm/ Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Tác dụng của biện pháp này?
  2. Chép lại khổ thơ cuối bài thơ “Quê hương” và nêu cảm nhận của em về khổ thơ đó.
  3. Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 10 câu) nói về tình cảm của em đối với quê hương.
II/ Tiếng Việt.
1/ Kiến thức trọng tâm.
  • Đặc đểm,  hình thức nào để nhận biết câu nghi vấn?
  • Chức năng chính của câu nghi vấn.
  • Chức năng khác  của câu nghi vấn.
2/ Bài tập.
Bài 1: Tìm những câu nghi vấn trong những câu dưới đây và cho biết chúng có những đặc điểm hình thức nào của câu nghi vấn:
  1. Tôi hỏi cho có chuyện:
            Thế nó cho bắt à?
  1. Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
            Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:
            Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!
  1. Anh chị có phúc lớn rồi. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội hoạ không?
  2. Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
Bài 2: Cho biết chức năng của câu nghi vấn sau:
  1. “Từ xưa, các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?” 
  2. “Con gái tôi vẽ đấy ư? Chả lẽ lại đúng là nó? Cái con Mèo hay lục lọi ấy!”
  3. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?
Bài 3: Viết 1 đoạn văn ngắn về chủ đề học tập trong đó có sử dụng câu nghi vấn.
III/ Tập làm văn.
1/ Nắm lại dàn ý chung: Thuyết minh về một thứ đồ dùng.
2/ Đề : Giới thiệu một đồ dùng học tập mà em yêu thích.

Tải đề cương ôn tập tại đây

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
« tháng 12/2024 »
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
25262728293001
02030405060708
09101112131415
16171819202122
23242526272829
30310102030405
VideoClips
Văn bản mới

Số: 11/KH-TP

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC TUẦN 11

Lượt xem:56 | lượt tải:14

Số: 10/KH-TP

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC TUẦN 10

Lượt xem:52 | lượt tải:12

Số: 09/KH-TP

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC TUẦN 09

Lượt xem:55 | lượt tải:13

Số: 08/KH-TP

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC TUẦN 08

Lượt xem:53 | lượt tải:15

Số: 07/KH-TP

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC TUẦN 07

Lượt xem:65 | lượt tải:12
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập31
  • Hôm nay2,675
  • Tháng hiện tại224,867
  • Tổng lượt truy cập41,371,259
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây