Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 - Số 1
- Thứ tư - 19/02/2020 17:52
- In ra
- Đóng cửa sổ này
NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
I. VĂN BẢN
Câu 1: Tục ngữ là gì?
Câu 2: Hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật những câu tục ngữ về con người và xã hội. (Bài 19) Tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với những câu tục ngữ trong bài trên.
II. TIẾNG VIỆT
Câu 3: Thế nào là rút gọn câu ? Cách dùng câu rút gọn ?
Câu 4: Xác định câu rút gọn và nêu tác dụng trong ví dụ sau:
“ Chim sâu hỏi chiếc lá:
- Lá ơi ! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi !
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.”
III. TẬP LÀM VĂN
Câu 5: Văn nghị luận là gì ?
Câu 6:Trong các tình huống sau, tình huống nào yêu cầu em dùng phương thức nghị luận?
a/ Quang cảnh lũ lut ở miền Trung vừa qua.
b/ Một tấm gương dũng cảm cứu dân trong cơn lũ lụt
c/ Cảm nghĩ của em về phong trào “Vì người nghèo”
d/ Bàn về biện pháp phòng chống cận thị học đường.
Câu 7: Có một câu chuyện dân gian kể rằng:
Một ông bố vợ và hai chàng con rể đưa nhau đi chơi. Bố nghe thấy tiếng con ngỗng kêu mới hỏi : “Làm sao tiếng nó to thế nhỉ?”
Người con rể là học trò nhanh nhảu nói chữ : “Trường cảnh tắc đại thanh” ( Câu chữ Hán, có nghĩa là : Cổ dài thì tất tiếng to).
Ông bố nắc nỏm khen chàng con rể học trò là hay chữ. Anh con rể là người làm ruộng mới bẻ lại: “ Thế con ễnh ương thì cổ đâu mà tiếng cũng to ?”
Anh học trò tịt mịt, không sao đáp được. Lúc ấy, ông bố vợ mới gật gù : “Thế mới biết thà dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng !”.
(Theo Hợp tuyển văn học dân gian )
(?) Theo em, anh học trò trong câu chuyện này có nghị luận không ? Nếu có thì anh ta nghị luận về vấn đề gì ? Và vì sao sự nghị luận của anh ta lại không thuyết phục được ai ?
Tải đề cương ôn tập tại đây
I. VĂN BẢN
Câu 1: Tục ngữ là gì?
Câu 2: Hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật những câu tục ngữ về con người và xã hội. (Bài 19) Tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với những câu tục ngữ trong bài trên.
II. TIẾNG VIỆT
Câu 3: Thế nào là rút gọn câu ? Cách dùng câu rút gọn ?
Câu 4: Xác định câu rút gọn và nêu tác dụng trong ví dụ sau:
“ Chim sâu hỏi chiếc lá:
- Lá ơi ! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi !
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.”
III. TẬP LÀM VĂN
Câu 5: Văn nghị luận là gì ?
Câu 6:Trong các tình huống sau, tình huống nào yêu cầu em dùng phương thức nghị luận?
a/ Quang cảnh lũ lut ở miền Trung vừa qua.
b/ Một tấm gương dũng cảm cứu dân trong cơn lũ lụt
c/ Cảm nghĩ của em về phong trào “Vì người nghèo”
d/ Bàn về biện pháp phòng chống cận thị học đường.
Câu 7: Có một câu chuyện dân gian kể rằng:
Một ông bố vợ và hai chàng con rể đưa nhau đi chơi. Bố nghe thấy tiếng con ngỗng kêu mới hỏi : “Làm sao tiếng nó to thế nhỉ?”
Người con rể là học trò nhanh nhảu nói chữ : “Trường cảnh tắc đại thanh” ( Câu chữ Hán, có nghĩa là : Cổ dài thì tất tiếng to).
Ông bố nắc nỏm khen chàng con rể học trò là hay chữ. Anh con rể là người làm ruộng mới bẻ lại: “ Thế con ễnh ương thì cổ đâu mà tiếng cũng to ?”
Anh học trò tịt mịt, không sao đáp được. Lúc ấy, ông bố vợ mới gật gù : “Thế mới biết thà dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng !”.
(Theo Hợp tuyển văn học dân gian )
(?) Theo em, anh học trò trong câu chuyện này có nghị luận không ? Nếu có thì anh ta nghị luận về vấn đề gì ? Và vì sao sự nghị luận của anh ta lại không thuyết phục được ai ?
Tải đề cương ôn tập tại đây