Để Trở Thành Một Giáo Viên

Thứ hai - 22/05/2017 19:34
Dù các bạn ở trong lứa tuổi nào, giới tính nào, nếu các bạn muốn trở thành một giáo viên (tiểu, trung, đại học), bạn là một người có tâm huyết muốn đem kiến thức của mình truyền đạt lại cho giới trẻ và tiếp tục ngọn đuốc văn minh. Ngày nay, nhiều danh nhân trong nhiều địa hạt đã đi vào quên lãng, nhưng những thầy đồ danh tiếng vẫn còn tồn tại mãi.

Tại sao? Họ là những người cầm cân nảy mực trong giới giáo dục, họ là những người chỉ quan tâm rằng thế hệ mai sau có người tiếp nối để thắp sáng ngọn đuốc văn học, khoa học, kỹ thuật, kinh tế, luật học….

 

Dạy học là một nghề đòi hỏi chuyên môn và có tính cách cá nhân. Ngoài việc hoạch định và khả năng truyền đạt giỏi, các giáo viên còn phải có thể cách (style), thái độ và óc khôi hài và quan trọng bậc nhất là một sức khỏe tinh thần tốt. Chỉ trong một ngày làm việc dạy dỗ, giáo viên có thể trải qua một chu kỳ tâm lý đi từ thái cực này qua thái cực khác. Từ bực dọc, thất vọng, thỏa mãn, giận dữ, vui mừng, chán chường, sợ hãi, mệt mỏi, cảm giác mình bất toàn, mất kiên nhẫn đến sự biết ơn và đền trả của học sinh. Thông thường, dù giận dữ buồn bực đến đâu, giáo viên cũng không trút cơn bực dọc của mình vào đâu ngoại trừ ghé qua phòng hội của giáo viên và tâm sự ít nhiều với đồng nghiệp về những buồn bực của mình. Một giáo viên kinh nghiệm luôn luôn biết cách tự kiềm chế cảm xúc của mình và miệng luôn luôn phải cười, cười, cười. Tuy nhiên,  giáo viên phải xem đây là một phần của nghề nghiệp mình và chúng là thật trong một ngày tiêu biểu trong trường học, lớp học. Sự cởi mở thảo luận những vấn đề này sẽ giúp các giáo viên đỡ gặp phải những xung động tinh thần (stress) và giáo viên sẽ không thấy mình lẻ loi cô đơn trong tình huống của mình. Để trở thành một giáo viên hữu hiệu, Giờ Học Đường sẽ cống hiến những bài học, những kinh nghiệm của những giáo viên đi trước, thảo tuần tự những diễn biến tiêu biểu xảy ra trong lớp học, hay trường học, ngõ hầu giúp các giáo viên mới có thể ứng phó với tình thế để sống còn và phát huy sở học cũng như chuyên môn của mình.

Chúng tôi sẽ tuần tự đem đến những câu giải đáp mà những giáo viên mới thường thắc mắc trong khi thi hành công tác giảng dạy của mình.

 

Những Sự Cố Giáo Viên Thường Gặp Trong Lớp Học

 

Câu Hỏi 1: Học sinh của tôi dường như không kính trọng tôi, tôi phải làm thế nào?

Điều không may là ngày nay học sinh không còn tự động kính trọng giáo viên nói riêng và ngành giáo nói chung như ngày xưa. Giáo viên phải tạo điều kiện và đòi hỏi sự kính trọng nơi học sinh của mình. Để đạt được điều này, giáo viên phải thành thạo về môn học mình dạy, phải biết truyền đạt bài giảng, đối xử học sinh công bằng, luôn luôn thuần nhất trong những phán đoán và phân xử công bình, và sẵn sàng nhận lỗi nếu mình làm lỗi. Tất nhiên những đức tính này của giáo viên sẽ không được học sinh biết đến nếu giáo viên đó không hành xử những năng lực cùa mình bằng cách:

-          Luôn luôn giữ một giọng nói mạnh, chắc chắn và cương quyết.

-          Không bao giờ lên tiếng khi học sinh đang ồn ào. Phải cho học sinh im lặng mới bắt đầu bài giảng, để các em biết rằng bài giảng cần được nghe trong không khí nghiêm chỉnh.

-          Bắt đầu buổi học, giáo viên cần nói cho học sinh biết hôm nay sẽ học gì và sẽ có tiến trình học hành ra sao để học sinh biết được chương trình trong ngày. Đây cũng là điểm mấu chốt để học sinh biết rằng giáo viên là người chủ trì lớp, do đó điều khiển lớp theo trình tự đã xếp đặt.

-          Luôn luôn đi lại trong lớp, vòng quanh ghé các em để các em thấy rằng giáo viên chủ động. Đứng sau bàn giấy sẽ không làm các em kính trọng mình hơn, nếu không nói là các em cảm thấy giáo viên không tự tin.

-          Luôn luôn cảnh báo với những hành vi vô kỷ luật và ứng xử cấp thời, công bình, nhưng đúng với luật lệ đã đề ra.

-          Không cười đùa khi thi hành kỷ luật.

-          Không khoan nhượng đối với việc học sinh bất kính giáo viên hay xem thường bè bạn trong lớp bằng những lời nói khiếm nhã.

-          Luôn luôn giữ lời hứa và thuần nhất trong mọi hành vi và cử chỉ của mình.

 

Câu Hỏi 2: Tôi có một học sinh nghĩ rằng tôi không thích em ấy. Tôi phải làm gì để học sinh biết rằng tôi rất mến em?

Trước hết, giáo viên phải nhìn ở một hoàn cảnh thực tế. Giáo viên không vào lớp để học sinh thích, mà vào lớp để hướng dẫn, dạy dỗ học sinh. Học sinh là trẻ con và giáo viên là người lớn! Phần lớn thầy cô đều ở suốt trong lớp học cả ngày và gần gũi với học sinh nên họ bắt đầu nghĩ về học sinh như những người đồng tuổi, nhưng thực tế không phải như vậy. Nếu giáo viên dạy ở bậc trung học và học sinh nói với cô là chúng không thích cô, cô chỉ cần nói rằng không biết các em nhiều để có thể nói rằng có thích các em hay không. Cô chỉ có thể biết các em qua một vài giờ trong lớp học, và nếu các em muốn cô nghĩ tốt về các em thì các em sẽ phải có tính hạnh tốt. Riêng đối với các giáo viên tiểu học, vì giáo viên ở với các em cả ngày nên không thể trả lời như vậy. Dĩ nhiên là giáo viên không thể thích mọi em như nhau, tuy vậy việc cẩn trọng trong ngôn ngữ là điều cần thiết. Điều cần nên nhớ là không gởi một thông điệp tiêu cực đến các em mà cố gắng giúp các em làm điều tốt để được thiện cảm. Trong trường hợp này hãy khích lệ con em để con em cố gắng hơn nữa trong lớp học. Tuy vậy, càng lướt nhanh qua vấn đề này càng sớm càng tốt và đừng để nó trở thành một đề tài bàn cãi trong lớp học, mất thì giờ.

Nguồn tin: Sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản mới

Số: 27/KH-TP

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC TUẦN 27

Lượt xem:21 | lượt tải:3

Số: 26/KH-TP

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC TUẦN 26

Lượt xem:13 | lượt tải:4

Số: 25/KH-TP

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC TUẦN 25

Lượt xem:12 | lượt tải:4

Số: 24/KH-TP

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC TUẦN 24

Lượt xem:18 | lượt tải:4

Số: 23/KH-TP

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC TUẦN 23

Lượt xem:17 | lượt tải:8
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập162
  • Máy chủ tìm kiếm78
  • Khách viếng thăm84
  • Hôm nay23,156
  • Tháng hiện tại828,925
  • Tổng lượt truy cập32,685,032
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây